Giải đáp: Tiểu đường ăn mì gói được không?

Mì gói trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường ăn mì gói được không? Câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tiểu đường kiêng những chất gì?

Thực phẩm nên hạn chế ăn khi mắc bệnh tiểu đường
Thực phẩm nên hạn chế ăn khi mắc bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường là do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Để tránh lượng đường tăng cao, người bị bệnh tiêu đường nên kiêng các loại đồ ăn có chứa chất sau:

  • Chất béo bão hòa, nhiều cholesterol có thể gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe người bị bệnh tiểu đường.
  • Lượng đường cao có trong các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả,…làm rối loạn lượng đường có trong cơ thể người bị bệnh tiểu đường

Ngoài ra, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn một số thực phẩm sau:

  • Gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây và các loại củ nướng.
  • Hạn chế ăn thị mỡ lợn, phủ tảng động vật, da của gia cầm,..
  • Các loại kem tươi, dầu dừa, bánh kẹo ngọt, mứt, siro và nước ngọt có ga.

Nếu hạn chế được các thực phẩm nêu trên, sẽ giúp quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất. 

Giải đáp: Tiểu đường ăn mì gói được không?

Theo một khảo sát cho thấy, hầu hết các loại mì tôm đều có chứa nhiều thành phần cacbonhydrat và chất béo bão hòa. Đây đều là các chất có thể khiến đường huyết tăng lên, vì vậy người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mì gói.

Một gói mì tôm thường chứa khoảng 320 kcal, hơn hẳn một chén cơm hàng ngày (200 kcal). Khi được chiên qua dầu trong quá trình sản xuất sẽ sản sinh ra nhiều chất béo chuyển hóa, lượng đường trong máu có thể tăng đột biến nếu ăn nhiều. Việc ăn nhiều mì tôm còn có nhưng tác hại khác đối với người bị bệnh tiểu đường, chẳng hạn như:

  • Gây ra tình trạng béo phì: do chưa hàm lượng cao carbs tinh chế khiến cơ thể hấp thụ nhanh chóng và chuyển đổi thành glucose. Điều này dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao, gây ra tình trạng nhanh đói và ăn nhiều hơn. 
  • Tăng nguy cơ mắc các biến chứng: hàm lượng muối có trong tô mì cao hơn so với khuyến nghị dành cho bệnh nhân tiểu đường. Việc này làm tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh lý về tim mạch và cao huyết áp.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: trong mì thường chứa chất bảo quản, chất phụ gia và hương vị nhân tạo đều không tốt cho sức khỏe. Các chất bảo quản kết hợp với chất béo có thể gây ra tình trạng khó tiêu và các bênh về đường ruột.

Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Tiểu đường ăn mì gói được không” là nên hạn chế việc ăn mì tôm. Điều này đảm bảo sức khỏe của người bị bệnh tiêu đường, không làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe hiện tại.

Người tiểu đường ăn mì như thế nào để tránh ăn hưởng sức khỏe?

Cách ăn và chế biến mì đúng cho người bị bệnh tiểu đường
Cách ăn và chế biến mì đúng cho người bị bệnh tiểu đường

Tuy bị hạn chế ăn mì tôm nhưng nếu mọi người vẫn muốn ăn thì hãy đảm bảo liểu lượng và chế biến đúng cách. Việc này giúp bạn vừa thưởng thức hương vị mì tôm, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Về liều lượng sử dụng: 

  • Không nên sử dụng mì tôm quá 2 lần/tháng. 
  • Với người bệnh là nữ nên tiêu thụ lượng khoảng 64 – 83g mì/ngày
  • Còn với bênh nhân nam giới tầm 128g mì trong 1 ngày

Về cách chế biến:

  • Nấu chín mì vừa phải: việc này giúp sợi mì giữ được độ dai và giòn. Với cả mì quá chín có thể gây tăng đường huyết do chỉ số GI cao hơn.
  • Sơ chế mì 2 lần nước trước khi ăn: Lần 1 sơ chế qua với nước, sau đó để ráo nước và nấu chín mì lần 2. Điều này sẽ giúp loại bỏ bớt chất béo và các chất không tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
  • Thêm rau vào mì tôm: nên bổ xung thêm các loại rau ăn kèm khi ăn mì tôm. Việc này này nhằm kiếm soát tốt lượng đường huyết. Và nên thêm rau gấp 2 lần gói mì.

Một số lưu ý khác:

Khi lựa chọn mì, bạn cần đọc kĩ các thành phần được ghi trên bao bì sản phẩm. Nên lựa chọn các loại mì có ít chất bảo quản và không được chiên qua dầu, nhằm đảm bảo kiểm soát tốt lượng đường huyết.

Các loại mì dành cho người tiểu đường

Nếu mọi người đang muốn tìm một loại mì cho người bị bệnh tiểu đường mà không bị ảnh hưởng, thì có thể tham khảo ngay vài loại mì dưới đấy:

  • Mì semolina: một sản phẩm được làm từ gạo, ngô hoặc lúa mì. Mì này vẫn giữ được độ cứng ngay cả sau khi nấu chín, do đó sẽ được tiêu hóa từ từ.
  • Mì quinoa: Loại mì có nhiều dinh dưỡng và không chứa chất gluten
  • Mì trứng: Có hàm lượng chất đạm cao, giúp giảm chỉ số đường huyết nhờ vào trứng. Điểm trừ duy nhất của mì này là chứa rất ít chất xơ.
  • Mì kiều mạch (soba): Sợi mì được làm từ hạt kiều lúa mạch, có chỉ số đường huyết thấp, rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết.
  • Mì tảo bẹ: Mì này chứa rất ít calo, chứa hàm lượng chất xơ có tác dụng tăng cảm giác no, hạn chế việc thèm ăn. Đồng thời, thành phần canxi và magie có trong mì giúp xương khớp chắc khỏe.
  • Mì Shirataki: là loại mì có chứa hàm lượng calo và carbs thấp, giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.

Hầu hết các loại mì ở đây chủ yếu được làm từ các hạt loại ngũ cốc nguyên hạt, ít bột đường. Điều này góp phần ngăn chặn đường huyết tăng đột biến. Bên cạnh đó, các loại mì này giúp no lâu và cải thiện hệ tiêu hóa đường ruột.

Lời kết

Bài viết này đã giải đáp xong thắc mắc “Người tiểu đường ăn mì gói được không?”. Đồng thời đưa ra những loại mì phù hợp và các lưu ý khi chế biến mì gói dành cho người bị bệnh tiểu đường.